Cách sửa chân sạc điện thoại bị lỏng hiệu quả – SKMOBILE
Giỏ hàng

Cách xử lý chân sạc điện thoại bị lỏng hiệu quả

Chân sạc điện thoại bị lỏng sau thời gian dài sử dụng làm gián đoạn quá trình sạc pin và gây bất tiện cho người dùng. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây giúp bạn có thể chủ động xử lý tình trạng này nhanh chóng thông qua vài thao tác đơn giản. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

Ngoài cách thay chân sạc điện thoại mới thì bạn có thể áp dụng các phương pháp khác để khắc phục tình trạng kết nối sạc pin bị lỏng.

1. Dấu hiệu nhận biết chân sạc điện thoại bị lỏng


Để nhận biết chân sạc điện thoại bị hỏng, người dùng có thể quan sát và theo dõi một số dấu hiệu dưới đây:

- Điện thoại không nhận sạc, không lên pin hoặc thậm chí tụt pin khi cắm sạc.

- Điện thoại nhận sạc nhưng không lên pin hoặc lên pin rất chậm.

- Cần nhấn giữ hoặc điều chỉnh chân sạc thì điện thoại mới nhận sạc.

- Kết nối giữa chân sạc và điện thoại bị lỏng lẻo, không chắc chắn.

Tình trạng này kéo dài có thể làm hỏng pin hoặc cổng kết nối trên điện thoại.

2. Nguyên nhân khiến chân sạc điện thoại bị lỏng

Để có biện pháp khắc phục phù hợp, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân khiến chân sạc pin điện thoại bị lỏng, bao gồm:

2.1. Do ảnh hưởng của bụi bẩn

Nhiều người không có thói quen vệ sinh chân sạc, khiến bụi bẩn tích tụ bên trong cổng sạc sau thời gian dài sử dụng điện thoại. Điều này làm cho kết nối giữa chân sạc và cổng cắm trên điện thoại không còn chắc chắn như ban đầu.

2.2. Chân sạc bị dính nước

Điện thoại dính nước có thể khiến cổng sạc bị ẩm, làm ảnh hưởng đến linh kiện bên trong thiết bị. Tình trạng này kéo dài còn gây hỏng nút nguồn hoặc chân sạc bị gỉ sét do tiếp xúc trực tiếp với nước.

2.3. Sử dụng cáp sạc kém chất lượng hoặc không phù hợp

Một trong những nguyên nhân khiến chân sạc điện thoại bị lỏng là do người dùng sử dụng cáp sạc kém chất lượng. Điều này không đảm bảo chất lượng chân sạc nên kết nối với điện thoại không được chắc chắn như hàng chính hãng.

Chân sạc kém chất lượng cũng là nguyên nhân làm cho điện thoại không nhận sạc.

2.4. Chân sạc bị giảm tuổi thọ

Theo thời gian, chân sạc sẽ bị giảm tuổi thọ, làm ảnh hưởng đến kết nối với cổng sạc của điện thoại. Đặc biệt, tuổi thọ của chân sạc có thể giảm đi nhanh hơn khi người dùng có thói quen sạc pin liên tục hoặc vừa sạc vừa sử dụng điện thoại. 

2.5. Do cắm dây sạc vào cổng sạc không đúng cách 

Một trong những thói quen xấu khiến chân sạc bị lỏng là người dùng cắm mạnh dây sạc vào cổng kết nối trên điện thoại. Hành động này có thể làm gãy chân sạc điện thoại hoặc khiến kết nối với cổng sạc không được chắc chắn. Lúc này, bạn cần biết cách sửa chân sạc điện thoại bị gãy hoặc thay thế bằng cái mới để tiếp tục sử dụng.

2.6. Do nguồn điện không ổn định.

Nguồn điện truyền dẫn đến điện thoại không ổn định khiến quá trình sạc pin bị chập chờn, lúc mạnh lúc yếu. Tình trạng này không được khắc phục kịp thời có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin và điện thoại.

Nguồn điện không ổn định là một trong những yếu tố làm cản trở quá trình sạc pin điện thoại.

3. Cách sửa chân sạc điện thoại bị lỏng hiệu quả, đơn giản 

Sau khi nắm rõ nguyên nhân, bạn có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng chân sạc điện thoại bị lỏng theo một số cách sau đây:

3.1. Thường xuyên vệ sinh cổng sạc

Bạn có thể sử dụng tăm nhỏ, tăm bông để vệ sinh cổng sạc và loại bỏ bụi bẩn tích tụ bên trong cổng kết nối của điện thoại, nhờ vậy khi cắm chân sạc vào sẽ giúp sạc pin hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cũng phải chú ý không được vệ sinh bằng khăn ướt vì có thể ảnh hưởng đến cổng sạc và gây nguy hiểm khi sạc. 

3.2. Sử dụng cáp sạc chính hãng, có công suất phù hợp

Khi công suất của cáp sạc cao hơn so với mức chịu đựng của chân sạc, điều này dễ làm cho nhiệt độ tăng cao, dẫn đến điện thoại bị nóng và sạc pin không hiệu quả. Vì vậy, cách tốt nhất là người dùng nên sử dụng cáp sạc chính hãng với công suất phù hợp, tránh tình trạng mua phải hàng giả kém chất lượng trên thị thường.

Bạn nên sử dụng cáp sạc chính hãng và có công suất phù hợp với điện thoại để sạc pin hiệu quả, an toàn hơn. 

3.3. Tránh để nước tiếp xúc với điện thoại

Bạn nên hạn chế để điện thoại tiếp xúc với nước, tránh làm rơi và cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, bạn không nên sạc điện thoại trong môi trường có nhiệt độ quá nóng hoặc ẩm ướt. Trường hợp trời mưa, bạn nên cho điện thoại vào túi chống nước để đảm bảo thiết bị được khô ráo.

3.4. Kiểm tra lại nguồn điện.

Nguồn điện là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sạc pin điện thoại. Do đó, bạn nên kiểm tra nguồn điện trước khi sạc pin tại nhà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sạc dự phòng để thay thế, nếu nguồn điện không ổn định.

Bạn nên kiểm tra để đảm bảo nguồn điện ổn định trước khi sạc pin điện thoại.

3.5. Thay đổi thói quen cắm sạc và sạc điện thoại.

Một số thói quen sạc pin gây hại như vừa sạc vừa dùng điện thoại là một trong những nguyên nhân khiến chân sạc bị lỏng. Hơn thế nữa, tình trạng này có thể dẫn đến cháy nổ, gây nguy hiểm đến bạn và mọi người xung quanh. Vì thế, bạn nên từ bỏ thói quen vừa sạc vừa dùng điện thoại để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị, cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

3.6. Thay thế chân sạc mới ở trung tâm sửa chữa uy tín.

Nếu bạn đã thử các phương pháp trên mà vẫn không mang lại hiệu quả thì chỉ còn cách thay thế chân sạc điện thoại để khắc phục tình trạng này. Ngoài ra, chân sạc điện thoại được hàn để kết nối trực tiếp với bo mạch phụ và mạch điện kết nối với main chính của thiết bị. Chính vì vậy, nếu đổi chân sạc mới vẫn không có hiệu quả thì bạn có thể thay luôn cả bo mạch phụ của điện thoại.

Tuy nhiên, cách thay chân sạc điện thoại phức tạp và đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật. Do đó, bạn không nên thực hiện thay chân sạc điện thoại ở nhà, mà cần đưa máy đến trung tâm bảo hành. Tại đây, các kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra và thay thế đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, an toàn cho bạn khi sử dụng.

 

Các kỹ thuật viên tại trung tâm bảo hành có thể kiểm tra và thay thế chân sạc mới chất lượng, đảm bảo quá trình sử dụng an toàn cho bạn.

Bài viết trên đây đã tổng hợp cách thay chân sạc điện thoại và biện pháp khắc phục khi quá trình sạc pin bị cản trở. Hy vọng những chia sẻ này giúp bạn có thêm kinh nghiệm để sử dụng điện thoại di động tốt hơn nhé!

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: | 0838366666| 0333674444 số 130 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Facebook Youtube Tiktok Top
Contact Me on messenger